Bị bệnh gút nên kiêng gì và ăn gì để khỏi bệnh

BỆNH GÚT LÀ GÌ?

Theo định nghĩa trong y học hiện đại, bệnh gút là hiện tượng lắng đọng những tinh thể Urat do sự rối loạn trao đổi chất Axid Uric tại các khớp xương và gân gây sưng và đau nhức cho người bệnh. Những vị trí thường bị đau do bệnh gút là khớp ngón chân, ngón tay, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay...

Bệnh gút thường gặp ở nam giới từ 40 – 50 tuổi nhưng hiện nay do chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh đã giảm xuống 30, những đối tượng thường xuyên dùng bia rượu, hải sản và thịt đỏ giàu đạm. Phụ nữ cũng có nguy cơ bị gút sau thời kỳ mãn kinh.

Người bị bệnh gút thường phải trải qua những triệu chứng điển hình là các cơn đau ở khớp ập tới bất thình lình kèm theo biểu hiện sưng – đau – nóng – đỏ tại một hoặc nhiều khớp, viêm khớp, viêm cạnh khớp, lắng đọng sạn Urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp, lắng đọng sạn Urat  thận gây bệnh viêm thận kẽ, suy thận cấp… do gút.

Những cơn đau do bệnh gút gây ra có thể giảm đi trong khoảng 7 – 10 ngày kể cả khi không được điều trị nhưng sẽ tiếp tục tái phát sau vài tháng hoặc vài năm. Lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính và rất khó điều trị.

NGƯỜI BỊ BỆNH GÚT KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu Purin như: hải sản, các loại thịt có màu đỏ như dê, trâu, bò, ngựa… - đây là nguyên nhân gây nên bệnh gút

  • Không ăn lục phủ ngũ tạng của động vật như lòng, gan, thận, lưỡi, óc…
  • Kiêng ăn các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn, cút lộn…
  • Không ăn các loại thực phẩm như măng, nấm, giá, bạc hà… vì chúng sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
  • Giảm bớt các thực phẩm giàu đạm thực vật như đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh… hay các chế phẩm từ đậu nành như tào phớ, đậu phụ, sữa đậu nành …
  • Không ăn khuya để giảm tải cho gan, thận.
  • Không ăn các thực phẩm giàu chất béo như thức ăn chiên, mỡ, da động vật, mì tôm, thức ăn nhanh.
Người bị bệnh gút nên kiêng ăn những thực phẩm giàu đạm như thịt bò, hải sản...
Người bị bệnh gút nên kiêng ăn những thực phẩm giàu đạm như thịt bò, hải sản...

➜ Nhóm đồ uống người bị bệnh gút nên tránh xa:

  • Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia hay cơm rượu…
  • Không uống đồ uống có gaz hay những loại nước uống ngọt có nhiều đường vì sẽ làm tăng triệu chứng đau nhức của bệnh gút và gây ra nguy cơ béo phì.
  • Ngoài những thực phẩm và đồ uống mà người bị bệnh gút (gout) nên ăn và nên kiêng đã nêu ở trên, bạn cần cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya để hoạt động chuyển hóa đạm, đường mỡ và cân bằng acid uric của gan và thận diễn ra tốt nhất.
  • Khi thấy lượng axit uric có dấu hiệu cao hơn bình thường, bạn phải ngay lập tức thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc giảm axit uric trong máu.
  • Tăng cường chế độ tập luyện thể dục, thể thao để phòng ngừa thừa cân, béo phì.
Ngoài những loại thực phẩm người bị bệnh gút nên ăn và nên kiêng, bạn cần tăng cường tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe
Ngoài những loại thực phẩm người bị bệnh gút nên ăn và nên kiêng, bạn cần tăng cường tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe

Để chữa bệnh gút (gout) nhanh chóng và dứt điểm, bạn có thể đến Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Địa chỉ: 1061B Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q.Tân Bình

Cơ sở 2: 483 Phan Văn Trị . P5. Q Gò Vấp. TPHCM (Đối diện siêu thị Emart) để thăm khám và bốc thuốc. Đây là một trong những phòng khám chữa bệnh gút bằng Đông y có uy tín, chất lượng tại TP.HCM đã giúp hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi sự hành hạ của những cơn đau do gút gây ra.

Bị bệnh gút nên ăn gì?

  • Các nhóm thực phẩm có nhiều chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua… có tác dụng làm chậm quá trình chuyển hóa và hấp thụ chất đạm của cơ thể, giảm thoái hoái biến đạm để tăng sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.
  • Các nhóm thực phẩm có hàm lượng purin thấp như các loại hạt, ngũ cốc, rau củ - quả tươi, bơ, trứng, sữa…

➣ Đồ uống có lợi cho người bị bệnh gút:

  • Nước lọc: Người bị bệnh gout nên nên uống nhiều nước lọc để tăng cường thải axit Uric qua nước tiểu. Khuyến cáo nên uống tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước lọc mỗi ngày. Hạn chế uống nhiều nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe.
  • Nước uống không gaz: Uống nhiều nước khoáng không gaz có độ kiềm cao sẽ hạn chế sự kết tủa urat tại ống thận, giảm nguy cơ sỏi thận và tăng bài tiết axid Uric ra khỏi cơ thể.
  • Nước chanh: Trong chanh chứa nhiều Vitamin C có tác dụng giảm hàm lượng axit uric trong cơ thể, ngăn ngừa các cơn đau cấp tính của gout. Ngoài ra, nước chanh thúc đẩy sự hình thành canxi cacbonat ­ trung hòa axit uric, giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Sữa ít chất béo: Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người uống từ 1 tới 5 cốc sữa ít béo mỗi ngày sẽ giảm được 43% thì nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Cà phê: Một nghiên cứu về ảnh hưởng của café đến bệnh gout được đăng tải trên tạp chí Arthritis & Rheumatism năm 2007 cho thấy bệnh gút giảm 40%  ở những người dùng từ 4 ­ 5 cốc cà phê/ngày, gần 59% với người dùng 6 tách cà phê mỗi ngày. Số người tham gia cuộc nghiên cứu này khoảng hơn 43.000 người. Tuy nhiên các bác sĩ khuyên không nên thử nghiệm cách này vì uống nhiều café có thể gây ra một số tác dụng phụ.
  • Nước ép dứa: Người bị gút nên dùng nước ép dứa mỗi ngày để giảm đau, giảm sưng và ngăn chặn cơn viêm khớp cấp nhờ đường, axit hữu cơ và khoáng chất tốt có trong dứa. Tuy nhiên những người bị đau dạ dày không nên dùng quá nhiều nước ép dứa để trị bệnh gút vì sẽ gây ra các kích ứng đường tiêu hóa.
  • Nước ép anh đào: Đây là một lựa chọn khá tốt vì những chất có trong quả anh đào có thể giúp chống sưng, giảm viêm, đào thải các chất độc trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh gout hiệu quả.
Nước ép dứa là thức uống rất tốt cho người bị bệnh gút (gout)
Nước ép dứa là thức uống rất tốt cho người bị bệnh gút (gout)